0908.488.493 - 0933.458.485

Vĩnh Long vốn là một tỉnh nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử với nhiều giai thoại, huyền thoại… Đây là vùng đất trù phú, cây trái oằn sai, sông dài nước ngọt quanh năm, người dân hiền hòa chất phác cùng với nhiều món ăn dân dã mang đậm bản sắc vùng miền Tây sông nước:


1. Cá tai tượng chiên xù

Vĩnh Long, cá tai tượng trở thành món ngon đệ nhất nhờ cách chiên xù. Cá để nguyên vảy, làm sạch ruột và cho vào chảo dầu đang sôi trên bếp. Người chế biến phải canh lửa và lật cá cẩn thận để các mặt giòn, thịt không bị nát. Nhờ đó, lớp vảy có độ giòn rụm còn thịt cá dai thơm, ăn kèm bánh tráng, bún và các loại rau sống chấm nước mắm tỏi ớt chua ngọt.
dac-san-ca-tai-tuong-chien-xu-tai-vinh-long

2. Khoai lang, mắm sống

Thông thường, nhắc đến khoai lang, nhiều người nghĩ ngay đến món chè thanh mát hay chiên giòn. Nhưng người dân Vĩnh Long lại sáng tạo ra món khoai luộc ghém cùng mắm sống. Khoai lang sau khi hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo chuẩn bị thêm dừa khô nạo, muối mè, đậu phộng, các loại rau thơm. Khi ăn, thực khách dùng lá cuốn từng miếng khoai lang, thêm ít dừa, đậu phộng và rau, chấm đều trong chén mắm cá linh hoặc cá sặc đậm đà. Vị ngọt, thơm, bùi của khoai và dừa cùng với các loại rau trong từng cuốn giúp món ăn không bị ngấy.
dac-san-khoai-lang-mam-song-vinh-long

3. Cá cháy

Cá cháy sông Hậu là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ tại xã Tích Thiện, vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy thịt rất ngon và có trứng bổ, béo hiếm thấy. Do vậy, người dân rất chịu khó chế biến cá cháy thành nhiều món dù nhỏ nhín, nhiều xương. Cá cháy mỗi lần ăn đều phải kiên nhẫn chọn lọc xương nhưng người ăn sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức. 

Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê được. 

Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.
dac-san-ca-chay-tai-vinh-long

dac-san-ca-chay-nuong-vinh-long


4. Canh cá rô

Ngoài kho nồi đất đặc trưng hay chiên nước mắm, cá rô còn được nấu canh với bông so đũa. Chỉ cần một kg bông so đũa và khoảng chục con cá rô cỡ nhỏ là đủ nấu thành nồi canh ngon ngọt. Cá rô đánh vảy làm sạch, giữ lại phần mỡ béo ở bụng. Nước canh phi tỏi thơm nấu sôi, thả cá vào, đợi chín, sau đó mới cho thêm bông so đũa. Nêm nếm gia vị vừa vặn và thêm chút hành ngò thơm là món ăn sẵn sàng để thưởng thức.
dac-san-canh-ca-ro-tai-vinh-long

5. Thanh trà

Cây thanh trà có vóc dáng khá giống xoài, trái nhỏ, tròn tựa quả chanh, vỏ màu xanh và khi chín chuyển sắc vàng tươi. Ruột trái mềm, vị chua ngọt đặc trưng. Trái thanh trà mới bóc vỏ thường được chấm muối ớt hoặc cắt từng miếng cho vào ly, thêm đường, đá, một ít muối, dầm lên làm sinh tố uống giúp thanh nhiệt cơ thể. Không chỉ vậy, khi hơi chín tới, ruột trái thanh trà còn cứng, thường được người dân dùng để ngào đường làm mứt. Ngoài ra, trái chín còn làm gia vị cho các món kho, canh chua.
dac-san-trai-thanh-tra-tai-vinh-long

6. Bưởi Năm Roi

Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng với giống bưởi Năm Roi ít hạt, múi đều và vị ngọt thanh. Đây là món quà thông dụng, du khách thường mua về khi ghé đất Vĩnh Long. Từng múi bưởi căng tròn, mọng nước chấm trong chén muối Tây Ninh đậm vị tôm là món tráng miệng, ăn vặt hấp dẫn.
dac-san-buoi-nam-roi-tai-vinh-long


7. Chôm chôm:

Đất Vĩnh Long là tỉnh trồng nhiều chôm chôm nhất nên có nhiều giống khác nhau: chôm chôm “tróc” trái tròn dài, khi chín có màu đỏ thẳm, gai mềm, ruột trong màu trắng, vị ngọt đậm; chôm chôm Java trái tròn gai ngắn, cùi trắng giòn và thơm ngọt; chôm chôm nhãn nhỏ hơn hai loại trên, khi chín vỏ màu vàng sẫm pha lẫn chút xanh, ruột trắng, ngọt đậm, thoang thoảng mùi nhãn chín được nhiều người hâm mộ. 

Chôm chôm chín đỏ bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 7 nhưng cũng tùy thuộc tài nghệ nhà vườn biết kích dục cho chôm chôm ra bông sớm hơn mùa vụ hoặc hãm chậm lại cho trổ bông muộn đều được. 

Đất cù lao An Bình trên sông Tiền ngang thị xã Vĩnh Long còn gọi là bãi Tiên có tới 3 xã nối đuôi nhau là An Bình, Đồng Phúc nhưng nổi tiếng có chôm chôm ngon là Bình Hòa Phước. 

Có người đã nói: ai xuôi sông Tiền mà chưa được nếm chôm chôm Bình Hòa Phước thì coi như chưa tới miền Tây Nam Bộ bởi chôm chôm nơi đó là đặc sản ở vùng cù lao sông nước này.
dac-san-chom-chom-vinh-long


8. Tôm càng xanh

Tôm càng xanh tuy đã giảm nhưng vẫn có thể câu được trong kênh rạch ven bờ sông Hậu. Người dân ven bờ thường chất chà ở những “búng” hoặc những nơi có dòng nước chảy mạnh để bắt tôm càng xanh. 

Đốt một lò than, đặt vỉ lên và gắp từng chú tôm cho lên vỉ trở đều. Mùi thơm của tôm nướng tỏa ra trong không gian đủ làm kích thích sự thèm ăn của bạn. Khi nướng, những con tôm từ từ đổi sang màu hồng, rồi đỏ au, sau cùng sem sém lửa là lúc tôm đã chín. Bỏ vỏ, bỏ đầu, lõi tôm chắc nịch sẽ hiện ra. Bạn cứ thế cầm, chấm vào chén muối tiêu chanh rồi từ từ thưởng thức. Vị béo của gạch, vị ngọt của thịt tôm hòa với vị mặn của muối, vị cay của tiêu, vị chua của chanh lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến bạn chỉ muốn tôm đừng vơi đi.
dac-san-tom-cang-xanh-tai-vinh-long


9. Bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ 

Bánh tráng nem ở cù lao Lục Sĩ Thành, cù lao Mây khách hay mua mang về làm quà. Sản xuất bánh tráng nem trước kia người ta chỉ dùng gạo lúa mùa, hiện nay được thay thế bằng loại gạo chất lượng cao. 

Bánh tráng ở đây gồm nhiều loại khác nhau như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng, bánh tráng ngọt, bánh tráng nướng. Bánh được làm bằng tay với 100% bột gạo và không sử dụng hóa chất, bánh có hương vị đặc trưng khi ăn mềm dẻo, vị mặn vừa, gói với tôm, thịt, rau, bún, chấm nước mắm me hay tương xay ăn rất hấp dẫn, làm nên nét độc đáo của ẩm thực đồng bằng. 
dac-san-banh-trang-nem-cu-lao-luc-si-vinh-long

10. Ve sầu

Đến những vườn du lịch sinh thái ở Vĩnh Long mùa này, du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món ve sầu rồi giăng võng nằm giữa vườn cây mát rượi, nghe ve sầu hát nỉ non trầm bổng. Đây cũng chính là “chiêu” độc của nhiều nhà vườn Vĩnh Long trong việc thu hút khách đến từ thành phố.Theo Đông y, dùng xác ve sầu chữa sốt, kinh giật, kinh phong ở trẻ em, chân tay co quắp, ho cảm mất tiếng, viêm tai giữa… Gần đây, ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, rất được ưa chuộng ở Vĩnh Long
dac-san-ve-sau-tai-vinh-long

Ve sầu nhặt đến đâu được quăng ngay vào chậu nước muối hoặc nước mắm pha loãng để chúng không mọc cánh thoát xác được, bà con nông dân nói vui là cho “ve sầu tắm biển”. Rồi được đem chế biến nhiều kiểu thứ như chiên bột, xào hành, nấu cháo và ngon nhất là chiên giòn. Thịt ve sầu non thơm hơn dế, cào cào; ít ngậy hơn con đuông. Ve sầu chiên giòn vừa mềm, có vị bùi, thơm lựng vừa giòn tan trong miệng. 

11. Châu chấu rang lá chanh

Châu chấu có nhiều loại khác nhau nhưng người ta thường hay ăn châu chấu lúa và châu chấu tre. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng có nhiều trứng, còn châu chấu tre to hơn nhưng không ngon bằng. 
dac-san-chau-chau-rang-la-chanh-tai-vinh-long

Muốn bắt được châu chấu với số lượng nhiều và nhanh thì phải chọn những hôm trời mưa to làm cho đôi cánh của chúng bị ướt không bay được, đậu bất động trên những đám cỏ. Bắt châu chấu một cách chuyên nghiệp thì chỉ cần một chiếc lưới mỏng, mắt lưới đan dày rải lên đám cỏ. Đêm xuống, châu chấu đáp xuống đây tìm giấc ngủ sẽ bị tóm gọn cả đàn. Còn thông thường người lớn hoặc trẻ con nơi thôn quê rủ nhau dàn hàng ngang, mang theo vợt đi lượt qua lượt lại trên những cánh đồng là kiếm được mỗi người cả chai nhựa châu chấu. 

Châu chấu có thể chế biến thành những món ăn khác nhau như châu chấu xào sả ớt, lẩu châu chấu,… nhưng ngon nhất và phổ biến nhất là món chấu rang bởi không chỉ đơn giản trong khâu chế biến mà còn có mùi vị khá độc đáo. Châu chấu bắt được đem về cho vào chai nửa ca nước sôi, xóc mạnh, trước khi chết, châu chấu giãy, đạp nhau làm cho cánh, càng rụng ra. Chừng mười phút sau, đổ châu chấu ra chậu nước lã, vớt sạch cánh, càng, bỏ phần đầu và ruột, để ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm. Lá chanh rửa sạch xắt chỉ, hành khô băm nhỏ. Khử dầu, cho châu chấu vào đảo đều đến lúc chín vàng và cho ít lá chanh vào là bạn đã có món châu chấu rang thơm ngon hết ý.

12. Cá út nấu canh chua 

Cá út ngon nhất là nấu với rau muống mọc ở chân ruộng, bờ đê; loại rau này tự sinh, không phân, không thuốc, ăn rất mát. Đối với người dân quê “sành” ăn rau ruộng, người ta sẽ chọn rau muống đỏ, sợi mềm mượt, non tơ, tươi xanh. 
nguyen-lieu-nau-mon-ca-ut-canh-chua-vinh-long

Món canh chua rau muống là món ăn chính trong bữa ăn của chúng tôi nên được má trịnh trọng đặt ở giữa bàn. Rồi má cẩn thận đâm dĩa muối ớt xanh dùng để chấm cá. Chúng tôi chờ có vậy, bới cơm vào chén, chan canh rồi húp soàn soạt, ngon lành. Thịt cá út vừa mềm vừa béo chấm với muối ớt xanh cay xé lưỡi còn gì thú vị cho bằng. 
dac-san-ca-ut-nau-canh-chua-tai-vinh-long

Món cá út dù dễ chế biến nhưng đòi hỏi tay nghề và bí quyết làm sao để món canh chua trở thành khoái khẩu. Với mùi vị ngọt lành thẩm thấu trong từng miếng cá, sợi rau muống ruộng đỏ tươi, xanh tốt, nõn nà…


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Lên Trên! Xuống Dưới!