0908.488.493 - 0933.458.485

Vạn vật trong trời đất đều nhờ sự hài hòa của âm dương mà sinh sôi, phát triển. Nhưng khi âm dương mất cân bằng sẽ gây ra những xáo trộn, bất lợi cho bản thân mỗi vật và các vật xung quanh. Trong tử vi để xem xét mối tương quan giữa các vật này, chúng ta cần phải xét đến: Thiên Can, Địa Chi và cả Ngũ hành, chứ không phải chỉ xét đến Tam hợp hay Tứ hành xung như thường thấy. 

Trong 10 Thiên Can (Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ) có 2 cách: Can Hạp và Can Phá. 
Trong 12 Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) có 6 cách: Tam Hợp, Lục Hợp, Lục Xung, Lục Hại, Lục Phá, Tam Hình. 


Tam hợp - Tứ hành xung của 12 con giáp

I. THIÊN CAN: 

- Can Hạp: Giáp với Kỷ, Ất với Canh, Bính với Tân, Đinh với Nhâm, Mậu với Quý. Can Hạp là cách rất tốt chỉ sự thuận thành, hơn nữa Can là thiên, là gốc vậy. 

- Can Phá: Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm, Kỷ phá Quý, Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh. 

* Về 2 cách này, xin chỉ cho các anh chị, các bạn thế này: Đếm theo thứ tự: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Từ Can mình cần biết đến can thứ 5 là Can Phá, can thứ 6 là Can Hạp. 

Ví dụ 1: Từ Giáp là 1, Ất là 2, Bính là 3, Đinh là 4, Mậu là 5, Kỷ là 6. Vậy là Giáp phá Mậu, và Giáp Hạp Kỷ. 

Ví dụ 2: Từ Nhâm là 1, Quý là 2, Giáp là 3, Ất là 4, Bính là 5, Đinh là 6. Vậy là Nhâm phá Bính, và Nhâm Hạp Đinh. 

Vậy cho dễ nhớ, hơi đâu mà học thuộc? Rồi khi dùng thường xuyên sẽ tự nhớ thôi, không cần nhọc trí ngồi học. 


II. ĐỊA CHI: 

1. Tam Hợp: 

- Thân - Tý - Thìn (thành Thủy Cục), - Dần - Ngọ - Tuất (thành Hỏa Cục), - Hợi - Mẹo - Mùi (thành Mộc Cục), - Tỵ - Dậu - Sửu (thành Kim Cục). 
* Tam Hợp chủ sự hội hiệp, tụ tập. Nhưng thường thì nó chậm hơn cách Lục Hợp. 


2. Lục Hợp: 

Sự tương hợp của 12 địa chi gồm 6 cặp dưới đây, còn gọi là lục hợp 

Tý & Sửu hợp nhau là vì Dương Thủy của Tý “sinh” Âm Mộc của Sửu [Thổ đới Mộc] và ngược lại. 

Dần & Hợi hợp nhau là vì Âm Thủy của Hợi “sinh” Dương Mộc của Dần và ngược lại. 

Mão & Tuất hợp nhau là vì Dương Thủy của Tuất [Thổ đới Thủy] “sinh” Âm Mộc của Mão và ngược lại. 

Thìn & Dậu hợp nhau là vì Dương Hỏa của Thìn [Thổ đới Hỏa] “sinh” Âm Kim của Dậu và ngược lại. 

Tỵ & Thân hợp nhau là vì Âm Hỏa của Tỵ “sinh” Dương Kim của Thân và ngược lại. 

Ngọ & Mùi hợp nhau là vì Dương Hỏa của Ngọ ‘sinh” Dương Kim của Mùi [Thổ đới Kim] và ngược lại. 

Lục hợp trong tử vi 12 con giáp

Trong số 12 địa chi có 6 chi Tý, Dần, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương và 6 chi Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm. 1 chi âm kết hợp với 1 chi dương hình thành 6 cặp tương hợp. Đó chính là 12 chi tương hợp. 

* Sự tương hợp giữa 6 cặp hàng chi chủ về may mắn. Lục hợp được sử dụng cho việc chọn ngày giờ tốt, dự đoán tứ trụ… 


3. Lục Xung: 

Đối với thiên can và địa chi, không chỉ mối quan hệ tương sinh có vai trò quan trọng mà việc hiểu về mối quan hệ xung khắc giữa chúng cũng rất cần thiết. Nó chính là cơ sở cho việc chọn ngày – giờ tốt, chọn đối tác làm ăn theo tuổi… Lục xung là từ dùng để chỉ hàng địa chi trực xung với nhau. Lục xung được tính dựa vào thuyết âm dương – ngũ hành. 

- Tý xung Ngọ: vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương (các chi cùng thuộc tính thì xung nhau) và theo tính chất sinh – khắc của ngũ hành, Tý thuộc hành Thủy khắc Ngọ thuộc hành Hỏa. 

- Sửu xung Mùi:  vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm. 

- Dần xung Thân: vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương và theo tính chất của ngũ hành, Thân thuộc hành Kim khắc Dần thuộc hành Mộc. 

- Mão xung Dậu: vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và theo tính chất của ngũ hành, Dậu thuộc hành Kim khắc Mão thuộc hành Mộc. 

- Thìn xung Tuất: vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc dương. 

- Tỵ xung Hợi: vì xét theo tính chất âm dương, cả 2 chi đều thuộc âm và Hợi thuộc hành Thủy khắc Tỵ thuộc hành Hỏa. 

Lục xung trong tam hợp tứ hành xung của tử vi
Để loại bỏ lục xung người ta dựa vào tam hợp hoặc nhị hợp theo phép “tham hợp quên xung” để loại trừ xung khắc. Cụ thể, Tí Ngọ xung, nhưng nếu có thêm địa chi Sửu thì sẽ có sự thay đổi khác, khi đó có sự kết hợp giữa Tí và Sửu theo cách nhị hợp nên không còn sự xung đột với Ngọ. Ví dụ như hai vợ chồng tuổi Tí và Ngọ nếu đẻ con tuổi Sửu sẽ bớt đi sự xung khắc. 


4. Lục Hại: 

Trong việc xem xét mối tương quan giữa 12 địa chi, ngoài các quan hệ tương sinh, tương khắc tương hình… còn có mối quan hệ tương hại. 12 chi tương hại bao gồm 6 cặp sau đây, còn gọi là lục hại: 1. Tý – Mùi 2. Sửu – Ngọ 3. Dần – Tỵ 4. Mão – Thìn 5. Thân – Hợi 6. Dậu – Tuất 

Lục hại là mối quan hệ tương hại trong tử vi

Vạn vật trong trời đất đều nhờ sự hài hòa của âm dương mà sinh sôi, phát triển. Nhưng khi âm dương mất cân bằng sẽ gây ra những xáo trộn, bất lợi cho bản thân mỗi vật và các vật xung quanh. Tử vi đã xác định rằng hôn nhân nên tránh Tứ Tuyệt và Lục Hại bởi phạm vào là mạng hệ không lường. Đường tử tuất hiếm muộn bất thường và duyên nợ cũng như nghiệp danh nửa chừng lở dở. Theo đó chúng ta nên biết để giữ cho chính bản thân và anh em, con cái trưởng thành để sau này khi cần tác hợp lứa đôi. 

Về lục hại: người tuổi Tý hại tuổi Mùi, tuổi Sửu hại tuổi Ngọ, tuổi Dần hại tuổi Tỵ, tuổi Mẹo hại tuổi Thìn, tuổi Thân hại tuổi Hợi… Vợ chồng mà bị Lục Hại không khác gì đương không mang của nợ vào nhà. Rồi thì bệnh hoạn đau ốm tự nó làm cho hai người mất hết sinh lực, chán chê tình ái, phiền muộn căn duyên đưa đến mỗi người một nẻo, chẳng gì tốt hơn hết lúc sơ giao trai gái nên đề phòng hậu quả đó. Cũng tương tự như mối quan hệ lục lợp, lục xung… mối quan hệ lục hại bắt nguồn từ sự không hài hòa về thuộc tính âm dương và ngũ hành của địa chi. 

Ví dụ với cặp Tý – Mùi tương hại. Xét theo tính chất của ngũ hành, chi Tý (thuộc hành Thủy) có thuộc tính là dương, còn chi Mùi (thuộc hành Thổ) có thuộc tính âm. Theo quy luật ngũ hành tương khắc, Thổ khắc Thủy. Tuy nhiên, trong trường hợp này Thủy là dương Thủy (tức thế của nó mạnh), do đó Thổ không dễ gì khắc được. Thêm vào đó, Thổ ở đây lại là âm Thổ (thế yếu) nên càng khó khắc được Thủy. Trường hợp này khiến cho đôi bên đều chịu tổn hại, còn gọi là mối quan hệ tương hại. Dưới góc độ lý luận, thế cục tương hại là mạnh mà không mạnh, yếu mà không yếu. Do đó trong dự đoán tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) cần phân tích sự không thuận của 12 chi để xem có mối quan hệ tương hại hay không. Điều này tương đối quan trọng để xét tổ hợp tứ trụ của một người là tốt hay xấu. Lục hại cũng được dùng trong dự đoán ngày giờ tốt. 


5. Lục Phá: 

Chủ sự tan tác, dời đổi. Cho nên ta thấy trong Lục Hợp và Lục Phá có 2 cặp giống nhau là Dần với Hợi, Thân với Tị => Cho nên gặp trường hợp đó thì sự tốt đẹp không bền lâu, mau chóng tan rã. Bao gồm 6 cặp sau đây: Tý - Dậu, Tuất - Mùi, Thân - Tị, Ngọ - Mẹo, Thìn - Sửu, Dần - Hợi.


6. Tam Hình: 

Tý hình Mẹo, Mẹo hình Tý, Tị hình Thân, Thân hình Dần, Dần hình Tị, Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, Ngọ hình Ngọ, Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Hợi hình Hợi. Chủ sự thương tàn, tổn hại. 


III. TỨ HÀNH XUNG

Từ các mối Lục xung, Lục hại, Lục phá và Tam hình như ở bên trên, tử vi kết hợp các cặp đôi với nhau rất kiêng kỵ, xung khắc thành tứ hành xung
Tứ hành xung và cách hóa giải trong tử vi 12 con giáp

Tứ hành xung tính theo 3 cặp dưới đây được sắp xếp theo quan niệm âm dương ngũ hành:

• Dần – Thân – Tỵ – Hợi 

• Thìn – Tuất – Sửu – Mùi 

• Tý – Ngọ – Mão – Dậu


Các con giáp ở 3 nhóm trên thuộc vào tứ hành xung. Vì vậy nếu những người có năm sinh trên nếu kết hợp với nhau sẽ bị mâu thuẫn và khắc chế nhau. Từ đó làm việc gì cũng không suôn sẻ, thành công. 


Cách hóa giải xem các tuổi kỵ nhau

Để có thể hóa giải sự xung khắc giữa các tuổi tứ hành xung với nhau. Nhằm giảm bớt đi phần nào sự mâu thuẫn và các điều không may. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết như sau: 

• Cặp tuổi Tý – Ngọ: Để hóa giải sự xung khắc của cặp Tý và Ngọ cần tìm hướng Bắc hợp với tuổi Tý. Hướng Nam hợp với tuổi Ngọ. Sử dụng chuông gió thuộc hành Kim đặt ở vị trí hướng Bắc của tuổi Tý và hướng Nam đặt một chậu cây cảnh cho tuổi Ngọ. 



• Cặp tuổi Sửu – Mùi: Sửu và Mùi là hai con giáp thuộc hành Thổ. Muốn có sự hòa hợp cần treo chiếc chuông gió bằng kim loại chỗ mà hai tuổi này thường tiếp xúc. Có thể là cửa sổ phòng ngủ hoặc chỗ làm việc có gió. Khi chuông vang lên sẽ xua tan đi năng lượng Thổ nặng nề này. 



• Cặp tuổi Dần – Thân: Hướng Tây là hướng tốt với người tuổi Thân, Đông sẽ hợp với tuổi Dần. Bạn có thể dùng đèn chiếu ánh sáng vào hai hướng Tây và Đông tương ứng với hai tuổi. Nhằm giảm đi vận hạn xung khắc của hai tuổi này khi kết hợp. 



• Cặp tuổi Mão – Dậu: Người tuổi Mão hợp hướng Đông và Đông Nam. Người mang tuổi Dậu hướng Tây, Tây Bắc là hai hướng thích hợp nhất. Thế nên bạn chỉ cần sử dụng các viên đá để làm bớt đi sự xung khắc. 



• Cặp tuổi Thìn – Tuất: Với tuổi Thìn nên đặt một bình nước hay bể cá vào hướng Tây Nam, Đông Bắc. Hoặc thiết kế ở cổng một thác nước sẽ lôi cuốn đi những điều không may giữa Thìn và Tuất. 



• Cặp tuổi Tỵ – Hợi: Người tuổi Tỵ hợp hướng Nam, nên trồng cây ở hướng Nam để tăng cường năng lượng. Tuổi Hợi thuộc hành thủy hợp hướng Bắc nên dùng đèn chiếu sáng để mang lại cảm giác thư giãn. 


* Với cách hóa giải tứ hành xung khi các cặp đôi kết hợp với nhau. Sẽ giúp bạn yên tâm hơn phần nào khi hai người cùng khắc tuổi. Từ đó tạo được sự tin tưởng gắn bó với nhau lâu dài. Tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ vào sự hóa giải đó.

* Khi các anh/chị đã nắm chắc về mối quan hệ của Thiên can & Địa chi có thể áp dụng vào việc xem ngày lành, tháng tốt cơ bản: Trong lịch có ghi tên mỗi ngày. Tên mỗi ngày gồm có một Can và một Chi, Can đứng trước, Chi đứng sau. Lấy Can của ngày so với Can của tuổi mình, và lấy Chi của ngày so với Chi của tuổi mình. Nếu được cách tốt là ngày ấy hạp với mình, nếu được cách xấu thì mưu sự trở ngại. 

Ví dụ: Như mình tuổi Giáp mà gặp ngày Kỷ là được Can hạp, gặp ngày Canh hay Mậu là Can phá. 

Như mình tuổi Tý mà gặp ngày Sửu là được Lục Hợp, gặp ngày Thân hay Thìn là Tam Hợp; gặp ngày Ngọ là Lục Xung, gặp ngày Mẹo là Tam Hình, gặp ngày Dậu là Lục Phá, gặp ngày Mùi là Lục Hại. 

Tóm lại lấy Can Chi của ngày so đối với can chi của tuổi mình, cốt yếu để biết ngày tốt căn bản mà mình đã chọn khởi công đó có hạp với tuổi mình không. Nếu gặp một Cách tốt thì cộng thêm 1 điểm, gặp một Cách xấu thì trừ đi 1 điểm. Sau khi so đối thêm bớt điểm xong, cốt yếu là để chọn ngày cao điểm hơn mà dùng vậy. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Lên Trên! Xuống Dưới!