0908.488.493 - 0933.458.485

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN − 11 tháng 4 năm 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu (孔丘), tự Trọng Ni (仲尼). Cách gọi "Khổng Tử" hay "Khổng Phu Tử" đều mang nghĩa là "thầy giáo Khổng", là một cách gọi tôn trọng. Khi dịch sách Trung Hoa sang ngôn ngữ Tây phương, các tu sĩ dòng Tên đã chuyển âm Kǒng fūzǐ (Khổng Phu Tử) thành Confucius, ông cũng là người đầu tiên có tên được La tinh hoá. 

Thụy hiệu: Bao thành tuyên Ni công (褒成宣尼公; năm 1 triều Hán Bình Đế), Văn Tuyên vương (文宣王; năm 739 triều Đường Huyền Tông), Đại thánh Văn Tuyên vương (大聖文宣王, năm 1008 triều Tống Chân Tông), Chí thánh tiên sư (至聖先師; năm 1560 triều Minh Thế Tông), Đại thành chí thánh Văn Tuyên vương Thánh sư (大成至聖文宣王聖師; năm 1645 triều Thanh Thế Tổ). 

loi-day-cua-khong-tu

Là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác. 

Triết học Nho giáo của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Dưới thời nhà Đường và nhà Tống, Nho giáo phát triển thành hệ thống Lý học, thường được người phương Tây gọi là Tân Nho giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa. 

Khổng Tử thường được ghi nhận là tác giả hoặc người biên tập của nhiều tài liệu Trung Quốc cổ điển, bao gồm toàn bộ Ngũ kinh. Tuy nhiên, giới học giả hiện đại rất thận trọng khi đưa ra khẳng định về đóng góp của Khổng Tử. Các bài giảng của Đức Khổng Tử được nghiên cứu chủ yếu qua cuốn Luận Ngữ, một tập hợp những “mẩu chuyện cách ngôn ngắn”, được biên soạn nhiều năm sau khi ông qua đời do các học trò của ông ghi chép lại. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh). 

Bộ nguyên tắc mà Khổng Tử xây dựng có nhiều điểm tương đồng với truyền thống và tín ngưỡng Trung Quốc. Với những nguyên tắc về lòng hiếu thảo, Khổng Tử đề cao một gia đình trung hiếu, lòng tôn kính dành cho tổ tiên, sự tôn trọng mà con cái dành cho cha mẹ, vợ dành cho chồng, và tin rằng gia đình tốt đẹp là hạt nhân của một chính quyền lý tưởng. Nguyên tắc vàng mà Khổng Tử đề ra là: "Đừng làm điều gì mà bạn không muốn người khác làm cho mình."

Tìm hiểu thêm về Khổng Tử: http://vi.wikipedia.org/wiki/Khổng_Tử

Những lời dạy quý giá của Đức Khổng Tử

Đọc hết mới là kẻ trọng đạo lý, hiểu hết mới mong có nhân cách hơn người

Hình hài của mẹ của cha
Trí khôn đời dạy, đói no tự mình
Sang hèn trong kiếp nhân sinh
Buồn vui sướng khổ thường tình thế thôi
Không hơn hãy cố gắng bằng người
Cho thiên hạ khỏi ai cười ai khinh
Có chí thì ham học
Bất chí thì ham chơi
Trí khôn tạo nên người
Đức nhân tìm ra bạn
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có thầy
Đủ đầy nhờ có bạn
Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trai mạnh nhờ lực cường
Tươi đẹp lắm người thương
Lực cường nhiều kẻ mạnh
Dễ thích nghi thì sống
Biết năng động thì nên
Đủ tài trí làm nên
Đủ sức bền thì thắng
Biết mình khi hoạn nan
Hiểu bạn lúc gian nguy
Nghèo hèn bởi tự ti
Ngu si vì tự phụ
Tài đức cao hơn phú
Hạnh phúc đủ hơn giàu
Sống trung tín bền lâu
Tình nghĩa sâu hạnh phúc
Đủ tài thì đỡ cực
Đủ sức thì đỡ nghèo
Dốt nát hay làm theo
Hiểu biết nhiều thì lợi
Hỏng việc thì hấp tấp
Va vấp bởi vội vàng
Cảnh giác với lời khen
Bình tâm nghe lời trách
Quá nghiêm thì ít bạn
Dễ dãi bạn khinh nhờn
Không hứa hão là khôn
Không tin xằng ít vạ
Làm ơn đừng mong trả
Được ơn nhớ đừng quên
Nhu nhược bị ép trèn
Quá cương thì bị gãy
Cái quý thì khó thấy
Dễ lấy thường của tồi
Của rẻ là của ôi
Dùng người tội sinh vạ
Đẹp lòng hơn tốt mã
Nền nã hơn kiêu kì
Thận trọng từng bước đi
Xét suy khi hành động
Hiểu biết nhiều dễ sống
Luôn chủ động dễ thành
Thận trọng trước lợi danh
Giữ mình đừng buông thả
Tránh xa phường trí trá
Tai vạ bởi nể nang
Tài giỏi chớ khoe khoang
Giàu sang đừng kênh kiệu
Học bao nhiêu vẫn thiếu
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa
Nhân đức chớ bán mua
Được thua không nản trí
Đủ đức tài bớt lụy
Đủ dũng khí chẳng hàng
Có vợ đảm thì sang
Có bạn vàng thì quý
Đói nghèo vì bệnh sĩ
Quẫn trí dễ làm liều
Tỉnh táo với tình yêu
Biết điều khi yếu thế
Lo việc nhà chớ kể
Ân nghĩa chớ đếm đong
Người phúc lộc nhờ nguồn
Sống bất nghĩa tai ương
Sống bất lương tù ngục
Phải cầu xin là nhục
Phải khuất phục là hèn
Hay đố kị nhỏ nhen
Hay ép trèn độc ác
Lắm gian truân càng sáng
Nhiều hoạn nạn càng tinh
Với mình phải nghiêm minh
Với chúng sinh thân ái
Đang thắng phòng khi bại
Gặt hái phòng mất mùa
Thói quen thường khó chừa
Say sưa thường khó tỉnh
Sống ỉ lại ăn sẵn
Dễ bạc phân tán mình
Sống dựa dẫm ngu đần
Sống bất cần phá sản
Hay đua đòi hoạn nạn
Quá nể bạn tai ương
Gia đình trọng yêu thương
Sống nhịn nhường hỉ hả
Thiếu tình thương man trá
Gắn vàng đá cũng tan
Biết dạy dỗ con ngoan
Chịu bảo ban con giỏi
Tinh khôn nhờ học hỏi
Cứng cỏi nhờ luyện rèn
Sống vì nhau dễ bền
Sống vì tiền đổ vỡ
Rèn con từ mới nở
Khuyên vợ lúc mới về
Muốn hiểu cần lắng nghe
Khốn nạn quên mẹ cha
Tốt đẹp hãy bày ra
Xấu xa nên đậy lại
Có ích thì tồn tại
Có hại thì diệt vong
Nhiều tham vọng long đong
Lắm ước mong lận đận
Hay vội vàng hối hận
Quá cẩn thận lỗi thời
Biết được người là sáng
Hiểu được bạn là khôn
Khiêm tốn là tự tôn
Kiêu căng là tự sát
Hứa trước thì khó đạt
Hèn nhát thì khó thành
Thù hận bởi lợi danh
Tranh giành vì chức vị
Giàu sang hay đố kị
Tài trí sinh ghét ghen
Tham giàu thì cuồng điên
Tham quyền thì độc ác
Vì tiền thì dễ bạc
Vì tình nghĩa bền lâu
Người hiểu nói trọn câu
Người dốt tâu phách lối
Có quyền thì hám lợi
Có tội thường xum xoe
Khờ dại hay bị lừa
Nó bừa hay vạ miệng
Đa ngôn thì tai tiếng
Ngậm miệng dễ được tin
Hám lợi hay cầu xin
Hám quyền hay xu nịnh
Thật thà hay oan trái
Thẳng thắn hay bị hại
Thông thái hay bị ngờ
Chiều con quá con hư
Tiền của dư con hỏng
Giàu mạnh thường thao túng
Nghèo vụng dễ theo đuôi
Người tài giỏi khó chơi
Kẻ trây lười khó bảo
Thành tâm thì đắc đạo
Mạnh bạo việc dễ thành
Quân tử thì trọng danh
Tiểu nhân thì trọng lợi
Bất tài hay đòi hỏi
Lộc lõi khó khiêm nhường
Tình nghĩa thường khó quên
Nợ nhân duyên khó trả
Khó thuần phục kẻ sĩ
Khó phòng bị tướng tài
Biết chấp nhận thảnh thơi
Hay hận đời đau khổ
Của quý thì khó giữ
Con cầu tự khó nuôi
Nhà dư của hiếm hoi
Nhà lắm người bạc cạn
Khó gần người quá sạch
Vắng khách tại quá nghèo
Dễ nổi danh kị hiền
Dễ kiếm tiền khó giữ
Kiếp người là duyên nợ
Lành vỡ lẽ thường tình
Bại thành từ lực trí
Thời gian đừng uổng phí
Biết suy nghĩ sâu xa.khong-tu-la-ai

Những lời dạy của Khổng tử sẽ giúp còn người sống theo hướng tích cực, liêm chính. Từ những lời dạy này Khổng tử đã phần nào đó khôi phục lại được các giá trị truyền thống vốn có của con người đó là lòng trưng thực, nhân từ, trung thành và lễ nghi trong xã hội ngày nay. 

Trong lời dạy của ông đều là những sự minh họa về những vấn đề triết học và thiết thực. Trong những lời dạy này của ông đều nói đến tình yêu, gia đình, mối quan hệ xã hội và những cách thức trở thành một nhà lãnh đạo tốt. 

Ở những lời dạy của ông đã cũng cấp cho chúng ta sự hiểu biết về cuộc sống và các mối tương quan lẫn nhau. Kỷ luật đối với người lãnh đạo theo Khổng Tử là rất cần thiết bởi nó sẽ tạo ra được sự tôn trong của những người đi theo người lãnh đạo này. Những câu nói của ông để lại đều mang tấm lòng yêu nước của mình tới mọi người, cũng cố được các giá trị về lòng nhân ái và truyền thống của dân tộc.

Cuộc sống vốn là vô thường !!! Con người ta sinh ra lớn lên già cả rồi bệnh tật mất đi. Cát bụi lại trở về cát bụi. Âu cũng là quy luật thường tình của một kiếp người. Sinh, lão, bệnh, tử vốn là như vậy. Tuổi trung niên đã có những bước thăng trầm trong cuộc sống, có những thành công, có những thất bại trong cuộc sống vật chất, cuộc sống tình cảm đôi lứa. Đi qua rồi ngẫm lại mới thấy rằng kinh nghiệm cuộc sống đường đời sẽ mãi là những bài học mới cho tất cả chúng ta, dù ở địa vị nào, số phận nào đi chăng nữa. Sang hèn trong kiếp con người ta, không hơn thì cố gắng bằng người. Các bậc tiền bối dạy đời bằng một quá trình đúc kết kinh nghiệm cuộc sống chắt lọc từ thực tế mà nên triết lý sống.

Ngẫm lại thời gian trôi đi như thoi đưa, không biết bao giờ mới về với ngày xưa ơi, để rồi cùng ôn lại những kỷ niềm thời niên thiếu có buồn, vui, sướng, khổ, có điều ngây thơ, trong trắng chưa vương vấn bụi đường đời…

Nếu bạn sưu tầm được những lời dạy, câu nói hoặc những bài thơ hay khác của Khổng Tử, hãy chia sẽ cho Kiệt bằng cách bình luận bên dưới nhé!

(Nội dung Kiệt sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Lên Trên! Xuống Dưới!